Đăng bởi Để lại phản hồi

Tép Bạc định hình tự động hóa trong nuôi tôm công nghệ cao

Làm sao ứng dụng được các công nghệ số và tự động hóa trong quản lý thủy sản để Việt Nam bắt kịp thế giới? Tép Bạc đã tiên phong giải quyết câu hỏi này, trong suốt hơn 5 năm nghiên cứu để cho ra các sản phẩm có chi phí vận hành phù hợp cho những mô hình nuôi thủy sản thâm canh hiện nay.

Nghề nuôi trồng thủy sản đang đứng trước cơ hội nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng nhanh, tuy nhiên lại chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Chính phủ đã đặt mục tiêu xuất khẩu tôm 10 tỉ đô la, ở khâu chế biến xuất khẩu thì Việt Nam đang có vị trí cao trên thị trường nhưng trọng tâm ở khâu nuôi thì lại đang đối mặt với nhiều vấn đề như dịch bệnh, rủi ro cao, tác động môi trường, chất lượng sản phẩm thiếu ổn định…

Công nghệ số và tự động hóa trong thủy sản được chú trọng ở các nước phát triển.

Từ lâu các quốc gia phát triển có ngành thủy sản được chú trọng như Na Uy hay Nhật Bản đã đưa các công nghệ số và tự động hóa mạnh để tăng độ chính xác sản xuất, giảm chi phí lao động. Nhận thấy xu hướng công nghệ này, nhiều nước đang phát triển cố gắng tiếp cận nhưng gặp khó khăn lớn về chi phí đầu tư và quy mô sản xuất.

Riêng ở Việt Nam, một ao nuôi tôm 1000m2 thả mật độ 300c/m2 thì doanh thu có thể lên tới 1,5 tỉ đồng nhưng tình hình chung vẫn là rủi ro cao từ thiếu dữ liệu phân tích để dự báo, phụ thuộc lớn vào con người làm trở ngại cho việc mở rộng quy mô sản xuất.

Giải pháp của Tép Bạc là kết hợp giữa nền tảng giám sát và quản lý từ xa với hệ thống thiết bị tự động tại ao nuôi dựa trên các công nghệ hiện đại hàng đầu hiện nay.

Nền tảng giám sát và quản lý từ xa với hệ thống thiết bị tự động tại ao nuôi của Tép Bạc.

Nền tảng giúp ghi nhật ký, quản lý từ xa toàn diện cho trại nuôi như quản chi phí, quản lý kho, quy trình kỹ thuật…

Máy đo môi trường tự động theo dõi liên tục các chỉ số môi trường nước như pH, Oxy hòa tan, Nhiệt độ, Độ mặn, ORP… để người nguôi theo dõi trên thiết bị di động và nhận các cảnh báo an toàn kịp thời cho ao nuôi.

Tủ điều khiển được đấu nối với các thiết bị ngoài ao, điều khiển từ xa qua điện thoại hoặc máy tính, hẹn giờ tự động bật tắt thiết bị, đồng bộ trạng thái và lưu lịch sử điều khiển, bảo vệ thiết bị và đảm bảo an toàn điện cho người dùng.

Lợi ích mang lại từ số hóa và tự động hóa 

– Nhà quản lý nắm bắt kịp thời chính xác tình hình sản xuất của trại nuôi cả các vấn đề kỹ thuật.

– Chính xác các quy trình vận hành trại nuôi đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

– Giảm các rủi ro vận hành do con người, dễ dàng mở rộng.

– Tiết kiệm chi phí điện, giảm chi phí nhân công lao động khi mà chi phí năng lượng và nhân công ngày càng cao.

– Xuất nhật ký tự động theo các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc như ASC, VietGAP…

Điểm nổi bật của sản phẩm

– Giải pháp quản lý toàn diện dễ dàng sử dụng trên các thiết bị di động trong khi việc ghi nhật ký rất đơn giản.

– Máy đo môi trường tự động đã đăng ký 2 sáng chế Việt Nam, 1 sáng chế quốc tế giải pháp vệ sinh và bảo quản đầu dò tự động giúp người nuôi không cần phải vệ sinh đầu dò, tăng độ bền các đầu dò với giá dễ tiếp cận.

– Các sản phẩm được thiết kế dễ dàng triển khai và vận hành, các trại nuôi có thể mua các sản phẩm về tự lắp đặt.

– Chi phí đầu tư giải pháp hoàn chỉnh cho một ao nuôi thấp phù hợp với các mô hình nuôi mật độ cao, nuôi ao bạc, ao đất hoặc các mô hình đòi hỏi theo dõi chỉ số liên tục khác.

Giải pháp đã ứng dụng rộng rãi được nhiều khách hàng sử dụng. Một số khách hàng hình thành thói tự động hoàn toàn và khẳng định khi đã sử dụng thì khó bỏ được. Vì vậy, Tép Bạc đang tự tin triển khai chương trình khách hàng dùng sản phẩm không hài lòng có thể hoàn trả lại sau 30 ngày sử dụng.

Nguồn: tepbac.com

Để lại một bình luận