Mô tả
MÁY ĐO NHỊP TIM, NỒNG ĐỘ OXY TRONG MÁY SP02
Kích thước nhỏ gọn và thiết kế sang trọng SpO2 đo ước lượng độ bão hòa oxy động mạch PR đo nhịp tim; PI đo chỉ số tưới máu Máy đo dạng sóng thể tích đồ; tần số xung nhịp Vận hành hiệu quả với độ tưới máu thấp Phạm vi ứng dụng: Cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn Vận hành dễ dàng, hiệu quả. Đơn giản và hoàn toàn đo lường không đau Pin có thời lượng vận hành lâu tiết kiệm pin Thích hợp cho các môn thể thao ở độ cao ( ví dụ như leo núi ,các môn thể thao hàng không… ) Thích hợp là thiết bị y tế trong gia đình và bệnh viện (Bệnh nhân bị bệnh tim, hen suyễn, huyết áp thấp…)
THÔNG SỐ KĨ THUẬT
- Màn hình hiển thị: LED.
- Dải đo SpO2: 70 – 99%.
- Dải đo nhịp tim: 30 – 235BPM.
- Điện năng tiêu thụ: ít hơn 40mA.
- Độ phân giải: ±1% với SpO2 và ±1BPM với nhịp tim.
- Độ chính xác: SpO2: 80 – 99%, ±2%; 70 – 80%, ±3%; ≤ 69%, không rõ ràng.
- Nhịp tim: 30 – 235BPM, ±2%.
- Kiểm tra độ nhạy: tự động khuếch đại khi phát hiện biên độ tín hiệu thu được không đủ.
- Lọc nhiễu ánh sáng ngoài.
GIỚI THIỆU
- Chỉ số nồng độ oxi trong máu rất quan trọng đối với sự sống và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Máy đo nồng độ oxi trong máu và nhịp tim là thiết bị dùng để đo sự bão hòa oxi (SpO2) trong mạch máu và nhịp tim giúp phát hiện hiện tượng bất thường để có cách xử lý nhanh chóng, kịp thời.
- SpO2 là viết tắt của độ bão hòa oxy mao mạch ngoại vi, ước lượng lượng oxy trong máu. Cụ thể hơn, đó là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu (oxy hóa và không oxy hóa hemoglobin).
- Oxy bão hòa là một thuật ngữ hay cách gọi ám chỉ đến nồng độ oxy trong máu. Nó đo lường bằng tỷ lệ phần trăm của các điểm gắn kết của hemoglobin trong máu bị chiếm đóng bởi oxy.
- SpO2 có thể được đo bằng phép đo xung, phương pháp gián tiếp, không xâm lấn (nghĩa là nó không liên quan đến việc đưa dụng cụ vào cơ thể). Nó hoạt động bằng cách phát ra và sau đó hấp thụ một làn sóng ánh sáng đi qua các mạch máu (hoặc mao mạch) trong đầu ngón tay. Sự thay đổi của sóng ánh sáng xuyên qua ngón tay sẽ cho giá trị của phép đo SpO2 vì mức độ oxy bão hòa gây ra sự biến đổi màu sắc của máu.
NGƯỜI CÓ NGUY CƠ THIẾU OXY?
- Tắc nghẽn đường hô hấp vì bất cứ nguyên nhân gì: đờm, dãi, dịch, dị vật, co thắt, sưng nề.
- Hạn chế hoạt động của lồng ngực ví dụ: hậu phẫu ở bụng, chấn thương lồng ngực, bệnh lý của cột sống, tình trạng viêm nhiễm như viêm phúc mạc.
- Suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh có tham gia quá trình hô hấp, ví dụ: viêm não, chấn thương sọ não, hôn mê, bệnh nhân được gây mê toàn thân, tai biến mạch máu não và các bệnh gây liệt như: bại liệt, đa xơ cứng.
- Cản trở sự khuếch tán của khí trong phổi: tình trạng này thường do khối u trong phổi và các bệnh: Khí phế thũng, tắc mạch phổi và chấn thương.
- Thiếu oxy trong không khí do điều kiện, hoàn cảnh môi trường. Ví dụ: Môi trường quá nóng, quá nhiều khói, sương hoặc không khí quá loãng ở nơi có áp suất khí quyển cao ( Môn thể thao leo núi, hàng khô)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.