Đăng bởi Để lại phản hồi

Giới thiệu về bút đo tổng chất rắn hòa tan máy kiểm định EC TDS FVTek V1.0

Ngày nay, môi trường ngày càng bị ảnh hưởng bởi nhiều tác hại xấu gây ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta. Một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý hiện nay chính là chỉ số TDS hay còn gọi là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hoà tan. Biết được chỉ số này để nắm bắt được nguồn nước của chúng ta có sử dụng có an toàn hay không.

Đáp ứng nhu cầu sử dụng đó, FVTek là đơn vị nghiên cứu phát triển sản phẩm của FUVITECH Co.,LTD đã thiết kế chiếc Bút đo nước TDS FVTek V1.0 với những tính năng vượt trội giúp đỡ người dùng trong việc đo chỉ số TDS.

Bút thử nước TDS FVTek V1.0 có thể đo mức độ tinh khiết thực tế của nước có đủ điều kiên để sử dụng hay không hoặc kiểm tra nước trong bể cá đã đến lúc phải thay nước hay chưa …. Nhất là trong thời điểm hiện nay các Cửa hàng kinh doanh toàn gọi nước tinh khiết đóng chai về uống mà ko rõ chất lượng có đảm bảo hay ko thì đây là 1 phụ kiện ko thể thiếu.

Mua sản phẩm với FUVITECH Store

TDS là gì?

TDS là viết tắt của từ Total Dissolved Solids (tổng hàm lượng khoáng chất, muối, kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước)

Chỉ số tổng hàm lượng chất rắn hòa tan là tổng của các cation ( tích điện dương ) và anion ( mang điện tích âm ) của các ion trong nước

Nguyên tắc đo TDS

Như các bạn biết thì nước tinh khiết không bị lẫn bất cứ tạp chất nào, chỉ là Hydro và Oxy. Nhưng trong nước tự nhiên thì nước như vậy gần như không tồn tại, mà trong quá trình chảy từ đầu nguồn xuống đồng bằng thì nó sẽ lẫn theo các ion như amoni acetat hay natri, các muối hòa tan vào nước như các hợp chất canxi hay ma-giê và đặc biêt là các ion kim loại: nhôm, kẽm, đồng… TDS được đo dựa vào mức trộn lẫn vào nước của các ion này.

TDS như thế nào thì có lợi cho sức khỏe?

Nước tinh khiết nhất là nước cấu tạo từ H2O truyền thống, không bị lẫn tạp chất. Chỉ cần lẫn tạp chất thì máy đo sẽ nhận ra và thay đổi điểm số.

Chất rắn hòa tan trong nước bao gồm các ion vô cơ như đồng, kẽm, mangan, clo,… hàm lượng cho phép đối với nước khoáng là 1000mg/l. Nếu vượt quá nó sẽ có hại cho sức khỏe.

Theo tổ chức y tế, tiêu chuẩn nước được xác định như sau:

  • Nước từ 0-50 TDS là siêu tinh khiết
  • 50-100 TDS là tinh khiết
  • 100-300 là nấc bình thường
  • 300-600 là nước bắt đầu có mùi hoặc khó uống.
  • Nước từ 1000 trở lên thì không thể uống được.

Thông số kĩ thuật:

  • Chức năng tự động tắt: Tự động tắt sau 10 phút không sử dụng để tiết kiệm pin.
  • Phạm vi đo: 0-9990 ppm.
  • Độ phân giải:
    • Tăng 1ppm từ 1 đến 999 ppm
    • Từ 1000 đến 9990 ppm, Độ phân giải tăng dần 10PPM, được biểu thị bằng hình ảnh ‘x10’ nhấp nháy.
  • Màn hình: Màn hình LCD lớn và dễ đọc.
  • Hiệu chuẩn của nhà máy: Hiệu chuẩn với dung dịch NaCl 342 ppm.
  • Màu sắc: Trắng
  • Trọng lượng: 27g

Thiết kế cầm tay khá nhỏ gọn

Máy đo độ tinh khiết của nước TDS FVTek V1.0 là một thiết bị khá nhỏ, sử dụng 2 pin cúc áo loại dày, có kích cỡ chỉ bằng một cây bút rất thuận tiện cầm tay hoặc bỏ túi để mang đi.

Nhìn từ bên ngoài nó rất giống nhiệt kế đo nhiệt độ khi chúng ta bị sốt nhưng thay vì đo nhiệt độ của cơ thể thì nó hiển thị độ tinh khiết của nước theo thang từ 0-9999, trong đó 0 là nước tinh khiết nhất.

Thao tác đo đơn giản

Để sử dụng máy đo nước, bạn chỉ cần chạm nó vào nước, bấm nút và kết quả chỉ số TDS sẽ hiển thị trên màn hình một cách chính xác. Thiết bị đo nước đơn giản này không thể bao gồm tất cả các thông số về độ sạch của nước nhưng nó cũng phần nào cho chúng ta biết được khả năng uống của nước đó.

Chỉ số hiển thị trên màn LCD cho biết lượng chất hòa tan trong nước. Chỉ số càng cao nghĩa là nước càng không tinh khiết (hay dung dịch đậm đặc)

Đơn vị đo chỉ số này là “ppm”. Xác định như sau:

  • 0-50 PPM: Nước uống lý tưởng sử dụng công nghệ thẩm thấu, nano chưng cất, deionization, vi lọc, vv ..:
  • 50-140 PPM: Nước lọc có thể uống được hoặc nước tinh khiết đã bổ sung khoáng.
  • 140-400PPM: Nước sinh hoạt, không nên uống. Nước máy ở Hà Nội, HCM đo được khoảng 250PPM
  • Trên 400PPM: Các loại nước chứa quá nhiều chất rắn hòa tan mà không phải nước tinh khiết.
  • Mức ô nhiễm tối đa của EPA: 500PPM

Tự động tắt máy khi không sử dụng

Tuy là chiếc bút được thiết kế khá đơn giản nhưng sản phẩm này được cài đặt chức năng thông minh tự động tắt. Máy đo tự động tắt sau 2 phút khi bạn không sử dụng, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ và kéo dài thời gian sử dụng pin.

Admin

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tép Bạc định hình tự động hóa trong nuôi tôm công nghệ cao

Làm sao ứng dụng được các công nghệ số và tự động hóa trong quản lý thủy sản để Việt Nam bắt kịp thế giới? Tép Bạc đã tiên phong giải quyết câu hỏi này, trong suốt hơn 5 năm nghiên cứu để cho ra các sản phẩm có chi phí vận hành phù hợp cho những mô hình nuôi thủy sản thâm canh hiện nay.

Nghề nuôi trồng thủy sản đang đứng trước cơ hội nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng nhanh, tuy nhiên lại chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Chính phủ đã đặt mục tiêu xuất khẩu tôm 10 tỉ đô la, ở khâu chế biến xuất khẩu thì Việt Nam đang có vị trí cao trên thị trường nhưng trọng tâm ở khâu nuôi thì lại đang đối mặt với nhiều vấn đề như dịch bệnh, rủi ro cao, tác động môi trường, chất lượng sản phẩm thiếu ổn định…

Công nghệ số và tự động hóa trong thủy sản được chú trọng ở các nước phát triển.

Từ lâu các quốc gia phát triển có ngành thủy sản được chú trọng như Na Uy hay Nhật Bản đã đưa các công nghệ số và tự động hóa mạnh để tăng độ chính xác sản xuất, giảm chi phí lao động. Nhận thấy xu hướng công nghệ này, nhiều nước đang phát triển cố gắng tiếp cận nhưng gặp khó khăn lớn về chi phí đầu tư và quy mô sản xuất.

Riêng ở Việt Nam, một ao nuôi tôm 1000m2 thả mật độ 300c/m2 thì doanh thu có thể lên tới 1,5 tỉ đồng nhưng tình hình chung vẫn là rủi ro cao từ thiếu dữ liệu phân tích để dự báo, phụ thuộc lớn vào con người làm trở ngại cho việc mở rộng quy mô sản xuất.

Giải pháp của Tép Bạc là kết hợp giữa nền tảng giám sát và quản lý từ xa với hệ thống thiết bị tự động tại ao nuôi dựa trên các công nghệ hiện đại hàng đầu hiện nay.

Nền tảng giám sát và quản lý từ xa với hệ thống thiết bị tự động tại ao nuôi của Tép Bạc.

Nền tảng giúp ghi nhật ký, quản lý từ xa toàn diện cho trại nuôi như quản chi phí, quản lý kho, quy trình kỹ thuật…

Máy đo môi trường tự động theo dõi liên tục các chỉ số môi trường nước như pH, Oxy hòa tan, Nhiệt độ, Độ mặn, ORP… để người nguôi theo dõi trên thiết bị di động và nhận các cảnh báo an toàn kịp thời cho ao nuôi.

Tủ điều khiển được đấu nối với các thiết bị ngoài ao, điều khiển từ xa qua điện thoại hoặc máy tính, hẹn giờ tự động bật tắt thiết bị, đồng bộ trạng thái và lưu lịch sử điều khiển, bảo vệ thiết bị và đảm bảo an toàn điện cho người dùng.

Lợi ích mang lại từ số hóa và tự động hóa 

– Nhà quản lý nắm bắt kịp thời chính xác tình hình sản xuất của trại nuôi cả các vấn đề kỹ thuật.

– Chính xác các quy trình vận hành trại nuôi đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

– Giảm các rủi ro vận hành do con người, dễ dàng mở rộng.

– Tiết kiệm chi phí điện, giảm chi phí nhân công lao động khi mà chi phí năng lượng và nhân công ngày càng cao.

– Xuất nhật ký tự động theo các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc như ASC, VietGAP…

Điểm nổi bật của sản phẩm

– Giải pháp quản lý toàn diện dễ dàng sử dụng trên các thiết bị di động trong khi việc ghi nhật ký rất đơn giản.

– Máy đo môi trường tự động đã đăng ký 2 sáng chế Việt Nam, 1 sáng chế quốc tế giải pháp vệ sinh và bảo quản đầu dò tự động giúp người nuôi không cần phải vệ sinh đầu dò, tăng độ bền các đầu dò với giá dễ tiếp cận.

– Các sản phẩm được thiết kế dễ dàng triển khai và vận hành, các trại nuôi có thể mua các sản phẩm về tự lắp đặt.

– Chi phí đầu tư giải pháp hoàn chỉnh cho một ao nuôi thấp phù hợp với các mô hình nuôi mật độ cao, nuôi ao bạc, ao đất hoặc các mô hình đòi hỏi theo dõi chỉ số liên tục khác.

Giải pháp đã ứng dụng rộng rãi được nhiều khách hàng sử dụng. Một số khách hàng hình thành thói tự động hoàn toàn và khẳng định khi đã sử dụng thì khó bỏ được. Vì vậy, Tép Bạc đang tự tin triển khai chương trình khách hàng dùng sản phẩm không hài lòng có thể hoàn trả lại sau 30 ngày sử dụng.

Nguồn: tepbac.com

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tìm hiểu về cảm biến IoT: cách thiết bị IoT thu thập dữ liệu

Cảm biến IoT là mấu chốt của nhiều hệ thống IoT (Internet of Thing) và giúp thu thập các thông số cần thiết cho một hệ thống IoT.

Hầu hết các thiết bị IoT hoạt động bằng cách sử dụng cảm biến để thu thập các thông số mà hệ thống cần nhầm mục đích cho nguồn dữ liệu phong phú. Các cảm biến IoT này nắm bắt và phân tích dữ liệu để hiểu môi trường vật lý xung quanh chúng.

Có nhiều loại cảm biến khác nhau được sử dụng để thực hiện các chức năng khác nhau tùy thuộc vào trường hợp sử dụng. Một số cảm biến được sử dụng phổ biến và phương pháp hoạt động của chúng được thể hiện bên dưới:

Các loại cảm biến IoT

Nhiều loại cảm biến hiện đang được sử dụng cho các ứng dụng khác nhau. Chúng bao gồm cảm biến khoảng cách, cảm biến nhiệt độ, cảm biến hóa học, cảm biến hình ảnh và cảm biến khí, … . Dưới đây là ba loại cảm biến đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành:

Cảm biến IoT

Cảm biến tiệm cận

Cảm biến tiệm cận được sử dụng để phát hiện các đối tượng ở khoản cách gần. Các cảm biến này phần lớn được sử dụng trong lĩnh vực xe tự hành và robot tự động cho kho hàng. Cảm biến tiệm cận phát ra bức xạ điện từ, ví dụ như tia hồng ngoại, và phát hiện những thay đổi trong tín hiệu trả về. Một số loại cảm biến tiệm cận bao gồm:

Cảm biến bức xạ điện từ: Những cảm biến này phát hiện các vật thể kim loại trong vùng lân cận của chúng bằng cách sử dụng bức xạ điện từ.

Cảm biến điện dung: Cảm biến điện dung được sử dụng để phát hiện các vật thể kim loại cũng như phi kim loại bằng cách thay đổi biên độ gây ra bởi điện dung của vật thể trong trường tĩnh điện .

Cảm biến quang điện: Cảm biến quang điện sử dụng một chùm ánh sáng để phát hiện sự hiện diện của các vật thể. Vì ánh sáng có thể truyền đi khoảng cách xa, nên những cảm biến này được sử dụng cho mục đích cảm biến tầm xa.

Cảm biến khí GAS

Cảm biến khí được sử dụng để theo dõi sự thay đổi chất lượng không khí và phát hiện sự hiện diện của khí độc hại do rò rỉ hoặc các trường hợp khác.

Chúng chủ yếu được sử dụng trong các ngành công nghiệp dầu khí, sản xuất và dược phẩm, nhà cao tầng, nhà máy, … .

Cảm biến khí bao gồm một vật liệu cảm biến và một lớp điện cực với các điện tử tự do chạy qua chúng. Oxy thu hút các điện cực đến bề mặt của vật liệu cảm biến, dẫn đến một số lượng thấp các electron tự do chảy bên trong vật liệu cảm biến.

Tuy nhiên, nếu không khí tinh khiết được thay thế bằng các khí độc hại như carbon monoxide hoặc propane, các electron được giữ bởi các phân tử oxy sẽ bị đẩy vào bên trong vật liệu cảm biến và cho phép dòng điện chạy qua mạch. Điều này kích hoạt cảm biến phát ra tín hiệu cảnh báo phát hiện sự hiện diện của khí độc hại.

Cảm biến nhiệt độ

Cảm biến nhiệt độ được sử dụng để phát hiện sự thay đổi của nhiệt độ. Chúng được sử dụng trong các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, Máy điều hòa và bộ điều nhiệt cũng như trong các ngành công nghiệp như sản xuất, nơi máy móc được yêu cầu hoạt động ở nhiệt độ nhất định.

Cảm biến nhiệt độ có thể cung cấp số liệu nhiệt độ tại thời điểm đo của máy móc và môi trường tự nhiên, giúp máy móc thực hiện các hoạt động ở nhiệt độ tối ưu của chúng. Các cảm biến nhiệt độ được sử dụng phổ biến nhất hoạt động trên nguyên tắc cặp nhiệt điện.

Một cặp nhiệt điện được tạo thành từ hai kim loại khác nhau được ghép với nhau để tạo thành hai chỗ nối (nóng và lạnh). Dòng điện do sự chênh lệch nhiệt độ của hai điểm nối có thể được chuyển đổi thành giá trị nhiệt độ.

Cảm biến IoT cung cấp thông tin quan mà máy móc hoặc con người cần trong thời gian đo lường có thể ảnh hưởng đến hoạt động công việc và đời sống. Chúng có thể giúp ngăn chặn thảm họa hoặc giúp giảm thiểu thiệt hại nếu các hành động nhanh chóng được thực hiện dựa trên dữ liệu do chúng cung cấp. Do đó, cảm biến IoT và thiết bị IoT đang trở nên phổ biến trong môi trường làm việc cũng như gia đình. Sẽ không lâu nữa, chúng sẽ trở thành một phần nội tại trong cuộc sống của chúng ta.

Biên tập: Mai Minh Mẫn
Xem bài viết gốc